Thứ năm, Ngày 2 Tháng 5 Năm 2024

Dạy nghề và giới thiệu VL

Gửi Email In trang Lưu
Nhân rộng mô hình “Nhóm hộ gia đình phụ nữ liên kết phát triển kinh tế”, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo theo Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2015-2020)

26/11/2015 09:57

Trong những năm qua, công tác hỗ trợ phụ nữ xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập được các cấp hội phụ nữ luôn quan tâm, trong đó phải kể đến mô hình “Nhóm hộ gia đình phụ nữ liên kết phát triển kinh tế” theo ngành nghề sản xuất, kinh doanh tại các cơ sở.

Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ công tác Hội năm 2015, một trong các mục tiêu là:mỗi huyện/TP thành lập ít nhất 05 nhóm hộ gia đình phụ nữ liên kết phát triển kinh tế cùng ngành nghề; chỉ đạo các cấp hội tích cực triển khai thành lập các nhóm (Mỗi nhóm ít nhất phải có 7 thành viên); tổ chức tuyên truyền,vận động định hướng cho các hộ gia đình phụ nữ tập trung vào sản xuất, kinh doanh phù hợp điều kiện của các hộ gia đình, vùng miền, phù hợp với tiềm năng sẵn có của địa phương, phù hợp với thị trường tiêu thụ sản phẩm; phát huy vai trò của các cấp Hội trong việc định hướng phát triển kinh tế cho các hộ gia đình, góp phần tạo thu nhập, ổn định cuộc sống cho hội viên, phụ nữ. Huy động các nguồn lực về vốn, tăng cường khai thác nguồn lực từ các doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và Quốc tế hỗ trợ vốn vay có thu hồi cho gia đình phụ nữ nghèo để có điều kiện tham gia nhóm. Hỗ trợ đào tạo học nghề, kiến thức, kinh nghiệm áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất kinh doanh cho các nhóm hộ.

Hội LHPN tỉnh chủ động thí điểm thành lập được 6 nhóm hộ gia đình phụ nữ liên kết phát triển kinh tế để nhân diện rộng, với tổng số 152 hộ gia đình tham gia, đó là:

Nhóm hộ gia đình phụ nữ cắt may trang phục dân tộc: thực hiện tại Thôn Tả lủng B xã Sảng Tủng, huyện Đồng Văn; có 10 hộ tham gia, thu nhập bình quân 15 triệu/ hộ/năm. (Công ty TNHH Minh Khoa,TP Hò Chí Minh hỗ trợ kinh phí số tiền 50 triệu đồng, thu hồi vốn sau 3 năm, không tính lãi). Nhóm hộ gia đình phụ nữ thêu, thổ cẩm dân tộc Nùng U: thực hiện tại xã Nắm Dẩn, huyện Xín Mần, với 27 hộ tham gia, thu nhập bình quân  9 - 10 tr đồng/hộ/ năm. Nhóm hộ gia đình phụ nữ trồng rau an toàn: thực hiện tại tổ 9, phường Ngọc Hà, thành phố Hà Giang, với 30 hộ tham gia, thu nhập bình quân đạt 25-35 triệu đồng/hộ/năm (TW Hội hỗ trợ 150 triệu đồng).Nhóm hộ gia đình phụ nữ Nuôi ong lấy mật từ hoa bạc hà: thực hiện tại xã Sủng Máng, huyện Mèo Vạc, có 25 hộ tham gia; ước thu nhập đạt 20-25 triệu đồng/hộ/ năm. Nhóm hộ gia đình phụ nữ thêu, may trang phục dân tộc Lô Lô : thực hiện tại thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, có 30 hộ tham gia, thu nhập bình quân 25-30 triệu đồng/hộ/năm. Nhóm hộ gia đình phụ nữ thêu, may trang phục dân tộc Lô Lô: thực hiện tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, có 30 hộ tham gia, thu nhập bình quân từ 15-20 triệu đồng/hộ/năm.

Từ nhóm hộ gia đình phụ nữ liên kết phát triển kinh tế thí điểm của Hội LHPN tỉnh thực hiện có hiệu quả, tính đến 31/10/2015 số nhóm hộ gia đình phụ nữ liên kết phát triển kinh tế trong toàn tỉnh là 121 nhóm/1.047 hộ tham gia. Các nhóm có thu nhập ổn định mang tính bền vững. Huyện có số nhóm hộ tham gia nhóm phụ nữ liên kết phát triển kinh tế cao như: huyện Mèo Vạc (36 nhóm), huyện Đồng Văn (27 nhóm), huyện Vị Xuyên (22 nhóm), Thành phố Hà Giang (12 nhóm)…Tuy nhiên có nhiều huyện chưa thành lập được nhiều nhóm, như: Huyện Xín Mần (01 nhóm), huyện Quản Bạ (01 nhóm). Hiệu quả đem lại của các nhóm tuy chưa cao xong bước đầu đã tạo được công ăn việc làm cho các thành viên, giúp đỡ nhau xóa đói giảm nghèo, nhiều nhóm đạt thu nhập bình quân 25- 40 triệu đồng/ hộ/năm, chủ yếu thuộc lĩnh vực trồng rau an toàn, chăn nuôi lợn, may trang phục truyền thống, kinh doanh hàng hóa, nuôi ong lấy mật từ hoa cây bạc hà, trồng cây cam…

Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển mô hình “Nhóm hộ gia đình phụ nữ liên kết phát triển kinh tế” thực tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn: Là mô hình mới nên các cấp hội còn nhiều lúng túng trong chỉ đạo thành lập và duy trì hoạt động đạt hiệu quả; trình độ năng lực của các hộ phát triển sản chưa mang tính cạnh tranh cao; chưa xây dựng thương hiệu sản phẩm, thiếu kinh nghiệm trong quá trình sản xuất kinh doanh; Hầu hết các nhóm hộ đều thiếu vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh (Việc vay vốn cho nhóm chưa có cơ chế, chính sách nào quy định); các nhóm tự tìm đầu ra cho sản phẩm…nên tính bền vững chưa cao.

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV(nhiệm kỳ 2015-2020); các chương trình, định hướng nhiệm vụ công tác của TW Hội, các cấp Hội trong tỉnh cần tiếp tục chọn những việc làm, những phong trào thiết thực nhất, mang tính khả thi, đáp ứng đúng nhu cầu nguyện vọng của hội viên, tránh chung chung, dàn trải, kém hiệu quả. Trọng tâm nhất vẫn là cách thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, có việc làm, có thu nhập ngày càng cao, cải thiện đời sống, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, tăng số hộ khá và giàu. Tích cực tuyên truyền phổ biến chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng, Nhà nước tới người dân; đồng thời vận động người dân phát huy nội lực không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; Phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với ngành nông nghiệp, khuyến công, khuyến nông…tuyên truyền, vận động người dân mạnh dạn đưa các cây giống, con giống năng suất cao, có giá trị kinh tế vào sản xuất, nuôi trồng; đầu tư phát triển các ngành nghề truyền thống mang nhiều lợi ích cho người dân. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các “Nhóm hộ gia đình phụ nữ liên kết phát triển kinh tế” đã thành lập; nhân rộng mô hình theo nhóm hộ với mục tiêu ít nhất mỗi cơ sở có 01 nhóm hộ phát triển kinh tế cùng ngành nghề phù hợp với điều kiện, tiềm năng sẵn có của từng địa phương, phù hợp với thị trường tiêu thụ sản phẩm và phát triển bền vững; Tập trung tổ chức các hoạt động hỗ trợ nhóm hộ gia đình, đặc biệt trong việc hỗ trợ vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm thông qua việc giới thiệu sản phẩm các nhóm có sản phẩm đủ điều kiện tham gia “Ngày phụ nữ sáng tạo” ; tham gia Hội chợ triển lãm ; kết nối liên kết với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về sản phẩm của các nhóm. 

Tăng cường khai thác nguồn lực từ các doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và Quốc tế hỗ trợ vốn vay có thu hồi cho gia đình phụ nữ nghèo có điều kiện tham gia nhóm. Phối hợp với ngành chức năng kết nối nguồn lực, tổ chức tập huấn cho các nhóm về năng lực quản lý và kỹ năng điều hành hoạt động của tổ, nhóm sản xuất, kinh doanh theo định hướng phát triển kinh tế của tỉnh

Bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ, định hướng của các cấp Hội, để mô hình Nhóm hộ liên kết phát triển kinh tế rất cần có sự quan tâm của Cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo, khuyến khích thành lập và nhân rộng các nhóm phụ nữ liên kết phát triển kinh tế tại tất cả các thôn , các cơ sở; Hỗ trợ đào tạo, tập huấn nghề cho các nhóm theo nhiều hình thức khác nhau, linh hoạt, phù hợp với hoạt động của các nhóm: Chăn nuôi, trồng trợt, chế biến, thêu may…; Có các cơ chế chính sách ưu đãi đối với các nhóm hộ gia đình liên kết phát triển triển kinh tế: Vốn vay không lãi 36 tháng, vốn vay có thu hồi, vốn vay luân chuyển các nhóm... nhóm trưởng có thể đại diện các thành viên của nhóm để đứng tên vay vốn; Hỗ trợ đầu ra sản phẩm của nhóm (giới thiệu thị trường bao tiêu sản phẩm).

Lê Thị Bích Hằng Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh

Tin khác

Độc đáo nghề se lanh dệt vải của người Mông ở Hà Giang (30/03/2015 17:09)

Kết quả 4 năm thực hiện Đề án 295 của Chính phủ về "Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm" (25/01/2015 11:27)

Phụ nữ Pải Lủng giúp đỡ nhau phát triển kinh tế (20/01/2015 15:23)

Phụ nữ thành phố Hà Giang phát huy nội lực trong phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững (19/01/2015 17:42)

xem tiếp