Thứ sáu, Ngày 3 Tháng 5 Năm 2024

Dạy nghề và giới thiệu VL

Gửi Email In trang Lưu
Kết quả 4 năm thực hiện Đề án 295 của Chính phủ về "Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm"

25/01/2015 11:27

Thực hiện Quyết định số 295/QĐ - TTG ngày 26/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015”. Trên cơ sở nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề cho Phụ nữ là một trong những yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội; chuyển dịch cơ cấu lao động, đáp ứng nguồn nhân lực cho thị trường lao động, tạo ra nhiều việc làm, ngay từ khi Đề án 295 được triển khai Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã giao cho TTDN Hội LHPN tỉnh chủ động tham mưu cho BTV Hội LHPN tỉnh xây dựng kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ, phấn đấu hoàn thành kế hoạch theo từng năm; Qua 4 năm thực hiện đề án từ năm 2010 - 2013 cho thấy:

         Đề án đã giúp cho Hội viên PN nâng cao được nhận thức góp phần tích cực vào công cuộc XĐGN, phát triển KT-XH của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh Hà Giang. Các cấp Hội thường xuyên tuyên truyền các chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội dung của đề án 295 về đào tạo nghề cho hội viên, phụ nữ; đặc biệt hội viện, phụ nữ trong độ tuổi lao động. Từ năm 2010 - 2013 Trung tâm dạy nghề đã tham mưu cho Hội LHPN tỉnh phối hợp với Ban Thường vụ Hội liên hiệp phụ nữ các huyện, thành phố tuyên truyền nội dung của Đề án 295 đến cán bộ, hội viên phụ nữ và người lao động; nội dung tuyên truyền: về các chính sách dạy nghề và việc làm, quan điểm, mục tiêu, đối tượng, phạm vi, chính sách đối với người tham gia học nghề...; tuyên truyền được lồng ghép trong các buổi họp thôn, giao ban, sinh hoạt chi tổ Hội.
          Kết quả: tổ chức được 345 cuộc với 11.179 người nghe; Riêng năm 2013 đã tuyên truyền cho  2.770 người ( Tuyên truyền cho 170 người tại 6 xã biên giới Cao Mã Pờ - Quản Bạ: Thắng Mố, Na Khê - Yên Minh; Sà Phìn, Lũng Táo - Đồng Văn; Lao Chải - Vị Xuyên).
 Phối hợp tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các bản tin nội bộ, cuốn thông tin phụ nữ Hà Giang, báo, đài phát thanh truyền hình ở các địa phương. Bên cạnh đó tham gia xây dựng, đề xuất luật pháp, chính sách và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về học nghề và việc làm cho phụ nữ:
         Từ năm 2010 - 2013 Hội đã tự kiểm tra theo nhiệm vụ chuyên đề về dạy nghề cho lao động nông thôn được 05 lần. Qua kiểm tra giám sát nhìn chung cơ sở dạy nghề của Hội đều thực hiện tốt chế độ chính sách đối với học viên; nguyên nhiên vật liệu, trang thiết bị cho thực hành được cung ứng tương đối đầy đủ; địa điểm mở lớp thuận lợi; chất lượng giáo viên dạy nghề từng bước được nâng lên ..., đảm bảo học lý thuyết đi đôi với thực hành. Thông qua các đợt kiểm tra cho thấy dạy nghề đã giúp lao động nông thôn nhất là chị em Hội viên ở cơ sở có chuyên môn kỹ thuật, áp dụng những kiến thức đã học vào sản xuất để phát triển kinh tế gia đình, tự tạo việc làm tại chỗ; một số đi làm việc tại các khu công nghiệp ngoài tỉnh bằng chính nghề được đào tạo; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở địa phương; các nghề đang đào tạo như:  Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Chăn nuôi thú y, Xây dựng, Thêu ren, Dệt thổ cẩm, Dệt lanh, Nấu ăn cụ thể như: Đối với ngành nghề Nông lâm nghiệp tổng hợp, làm nấm rơm, mộc nhĩ... các học viên học xong đã biết áp dụng kỹ thuật mới vào thâm canh tăng vụ, chế biến và bảo quản nông sản hàng hóa sau thu hoạch, sản phẩm làm ra đạt năng suất, chất lượng cao phục vụ cho gia đình và làm hàng hoá trao đổi trên thị trường, từng bước làm giàu cho gia đình và có đóng góp xã hội; Lao động học nghề thêu dệt thổ cẩm, nấu ăn sau khi học xong có thể tự tạo việc làm bằng cách vay vốn thông qua NHCSXH tự mở cửa hàng dịch vụ hoặc thành lập tổ hợp tác xã  để phát triển sản xuất với mức thu nhập ổn định hàng tháng từ 1.500.000đ đến 1.700.000đ/tháng/người.
Song song với các nhiệm vụ trên Hội cũng quan tâm chỉ đạo TTDN xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề đặc thù cho lao động nữ:
        Trên cơ sở hướng dẫn của Tổng cục dạy nghề và Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hội LHPN tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo TTDN của Hội xây dựng Chương trình, giáo trình học nghề luôn đổi mới theo yêu cầu thị trường lao động, thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới để xây dựng chương trình, nội dung đào tạo phù hợp cho từng nghề, nhất là những nghề đặc thù cho lao động nữ.
         Hiện nay TTDN của Hội đã cải tiến biên soạn xây dựng được 13 loại giáo trình để phục vụ cho công tác đào tạo nghề tại cơ sở (Dệt thổ cẩm; Tin học; Chế biến món ăn; May dân dụng; Kỹ thuật Trồng rau; Trồng và khai thác rừng trồng; Nuôi và phòng trị bệnh cho Trâu, Bò, Lợn , Gà; Kỹ thuật trồng lúa năng xuất cao, Trồng Ngô, trồng đậu tương,....).
          Ngoài ra tổ chức các hoạt động nhằm hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm. Thông qua các lớp dạy nghề , sau đào tạo Hội đã chỉ đạo Khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất, kinh doanh; Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất, kinh doanh theo quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương; hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, bền vững. Hội LHPN tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện 03 mô hình Áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGAP) cho rau vụ Đông năm 2013” tại thị trấn Yên Bình (huyện Quang Bình), xã Phương Thiện (thành phố Hà Giang), thị trấn Yên Phú (huyện Bắc Mê) với 150 hộ gia đình tham gia. Tiếp tục duy trì và thực hiện 243 mô hình phát triển kinh tế, chủ yếu tập trung phát triển các mô hình như: Trồng cỏ chăn nuôi bò ở các huyện vùng cao phía bắc; Trồng cây ăn quả có múi tại huyện Quang Bình, Bắc Quang; Trồng đậu tương tại huyện Hoàng Su Phì; Chăn nuôi lợn thịt, lợn nái tại tất cả các huyện; trồng rau sạch ở TP Hà Giang,  xã Quyết Tiến - huyện Quản Bạ;Trồng hoa ở thị trấn Phố Bảng - huyện Đồng Văn; dệt lanh thổ cẩm tại xã Lùng Tám, Cán Tỷ - huyện Quản Bạ; Thêu, may tổ cẩm tại xã Lao Và Chải - huyện Yên Minh, thị trấn Mèo Vạc - huyện Mèo Vạc, xã Hồ Thầu - huyện Hoàng Su Phì, xã Tân Bắc - huyện Quang Bình; may trang phục dân tộc ở xã Sủng Máng – huyện Mèo Vạc... Phấn đấu xây dựng được các mô hình sản xuất, kinh doanh, tập trung cho khu vực nông thôn : Trung ương Hội hỗ trợ  thành lập 01 mô hình “Phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn”  tại tổ 8, 9 phường Ngọc Hà - Thành phố Hà Giang với 30 hộ gia đình hội viên, phụ nữ tham gia thực hiện.
        Hội LHPN tỉnh triển khai mô hình “Nhân rộng mô hình chăn nuôi trâu/ bò sinh sản luân chuyển”  tại xã Nghĩa Thuận, Tùng Vài  (huyện Quản Bạ), với 32 hộ tham gia, mỗi hộ được hỗ trợ 01 con trâu/ bò (tổng trâu/ bò hỗ trợ cho các hộ 32 con: trong đó có 30 con bò, 02 con trâu). Tại Thành phố Hà Giang, học viên sau khi học xong các lớp nghề về chế biến món ăn đã thành lập được các tổ dịch vụ làm cỗ đám cưới, đám hiếu, hội nghị,....trên địa bàn các phường tính đến nay đã có 12 tổ dịch vụ thu hút 200 lao động không có việc làm tham gia.. Ngoài ra Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ chuyển đổi nghề, tạo việc làm mới, ổn định cuộc sống, đã tham mưu cho cấp ủy Đảng, Chính quyền, phối hợp với các ngành trong tỉnh tổ chức tư vấn chuyển đổi nghề, tạo việc làm tăng thu nhập, ổn đinh cuộc sống thông qua các lớp đào tạo nghề, chuyển giao KHKT.  Phối hợp với Sở Nông nghiệp PTNT tỉnh tổ chức triển khai các mô hình chuyển giao KHKT như mô hình rau vụ đông VIETGAP (thực hiện  tại Phương thiện - TPHG; Bắc mê, Quang Bình).  Phối hợp với các công ty tư nhân Tiến Đạt bao tiêu sản phẩm Ngô hàng hóa tại thị trấn Xín Mần thông qua các lớp dạy nghề (loại hình đào tạo nghề trồng ngô hàng hóa), đã duy trì được 3 năm từ 2010 - 2013. Năm 2013 tư vấn nghề, giới thiệu cho 1.500 hội viên và lao động nông thôn trong đó có 834/1096 lao động nữ , Tổ chức 05 cuộc tư vấn nghề, giới thiệu việc làm  cho  170 phụ nữ dân tộc thiểu số vùng biên giới  (Xã Thắng Mố - YM : được 45 chị dân tộc Dao; Na Khê- YM = 32 chị dân tộc Dao; Xã Chí Cà - XM = 23 chị dân tộc Mông; Lũng Táo - ĐV = 35 chi dt Mông; Sà phìn = 35 chị dân tộc Mông......)  đào tạo nghề cho 1,096 lượt hội viên , trong đó có 159 Hội viên là PN nghèo; tư vấn, giới thiệu được 834/1.096 lao động nữ chủ yếu là chị em PN dân tộc; có việc làm sau học nghề là 460 người = 55.15% . Năm 2013 Hội LHPN tỉnh tập trung chỉ đạo hướng mạnh về cơ sở để Hỗ trợ phụ nữ biên giới phát triển kinh tế, phấn đấu mở từ 3 - 5 lớp đào tạo nghề (theo nhu cầu) tại các xã biên giới, TTDN của Hội đã tổ chức 6 lớp = 209 lao động nữ ( Tại xã: Lũng Táo; Sà Phìn - Đồng Văn; Cao Mã Pờ - Quản Bạ; Na khê, Thắng Mố - Yên Minh, Lao Chải - Vị Xuyên).  Xây dựng 02 mô hình “Nhân rộng mô hình chăn nuôi trâu/ bò sinh sản luân chuyển”  tại xã biên giới là: Nghĩa Thuận, Tùng Vài  (huyện Quản Bạ), với 32 hộ tham gia, mỗi hộ được hỗ trợ 01 con trâu/ bò (tổng trâu/ bò hỗ trợ cho các hộ 32 con: trong đó có 30 con bò, 02 con trâu).
        Sau 4 năm triển khai thực hiện đề án, Hội LHPN tỉnh đã chủ động trong việc tham mưu chỉ đạo, phối hơp với các ngành chức năng tuyên truyền vận động nhân dân và Hội viên Phụ nữ tham gia học nghề. Vì vậy quá trình triển khai thực hiện đề án cơ bản đã đáp ứng nhu cầu của đông đảo tầng lớp phụ nữ trong tỉnh;  đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.

Phùng Thị Kim Hoa

Tin khác

Phụ nữ Pải Lủng giúp đỡ nhau phát triển kinh tế (20/01/2015 15:23)

Phụ nữ thành phố Hà Giang phát huy nội lực trong phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững (19/01/2015 17:42)

xem tiếp