Thứ bảy, Ngày 4 Tháng 5 Năm 2024

Phụ nữ trên các lĩnh vực

Gửi Email In trang Lưu
Nâng cao nhận thức về phòng chống bạo lực gia đình cho phụ nữ các dân tộc thiểu số Hà Giang

27/09/2017 17:02

Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính lịch sử toàn cầu, gây nhức nhối cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ. Bước sang thế kỷ XXI, phòng, chống bạo lực giới đang là một trong những mục tiêu của thiên niên kỷ.

Ở tỉnh Hà Giang, tình hình bạo lực gia đình diễn ra hết sức phức tạp, tồn tại đa dạng ở tất cả 4 hình thức: Bạo lực tinh thần, bạo lực thể chất, bạo lực tình dục, bạo lực kinh tế. Tính từ năm 2012 đến 2016 đã có: 4.061 vụ; trong đó, bạo lực về tinh thần: 1850 vụ; thể chất 2.064 vụ; tình dục: 54 vụ; kinh tế: 93 vụ; Mỗi năm tòa án 2 cấp xét xử khoảng trên 700 vụ án về hôn nhân gia đình, trong đó có trên 400 vụ liên quan đến bạo lực gia đình; trung bình mỗi năm trên địa bàn tỉnh có khoảng 6 vụ tự tử liên quan đến bạo lực gia đình. Từ năm 2012 đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tiếp nhận và tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho 1.377 ca liên quan đến bạo lực gia đình, trong đó: Tư vấn pháp lý tại trụ sở 62 ca; Tham vấn, trợ giúp pháp lý lưu động 435 ca; tư vấn tại câu lạc bộ, Chi hội phụ nữ 691 ca; trợ giúp dưới các hình thức khác 189 caBạo lực gia đình đã để lại hậu quả trầm trọng, vi phạm đến thân thể, nhân phẩm và danh dự con người và là sự vi phạm quyền con người nghiêm trọng. Bạo lực gia đình không chỉ làm ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, tâm lý của con người mà còn làm xói mòn đạo đức, phá vỡ hạnh phúc, cấu trúc gia đình từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội, làm mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bạo lực gia đình gây ra những hậu quả trực tiếp về chi phí chăm sóc và phục hồi sức khỏe của nạn nhân. Ngoài ra, nó cũng dẫn tới nhiều chi phí gián tiếp khác về kinh tế, xã hội như tăng tình trạng bệnh tật và tự tử; mất khả năng tham gia sản xuất... Nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của tệ nạn bạo lực gia đình, trong những năm gần đây, hội LHPN tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, về phòng chống BLGĐ cho hội viên, phụ nữ qua truyền thông, các hội thi sân khấu hóa, các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi sinh hoạt nhóm tổ phụ nữ, sinh hoạt câu lạc bộ...; tổ chức Hội thảo, diễn đàn về phòng chống BLGĐ. Biên soạn, tài liệu tham khảo; tờ rơi, tài liệu dùng cho tuyên truyền viên về phòng chống BLGĐ... Thực hiện công tác phòng, chống BLGĐ gắn với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, trong đó có tiêu chí gia đình không có BLGĐ. Các cấp Hội đã xây dựng và nhân rộng 178 mô hình phòng chống bạo lực gia đình với tổng số 6.408 hội viên tham gia hoạt động có hiệu quả, như: câu lạc bộ “Xây dựng hạnh phúc gia đình”, “Phụ nữ tìm hiểu pháp luật”, “Trách nhiệm và chia sẻ”,...  góp phần nâng cao kiến thức về chăm sóc, nuôi dạy con; kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, kiến thức về pháp luật cho phụ nữ. Xây dựng 1.052 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng là chỗ dựa cho nạn nhân bạo lực gia đình, đây không chỉ là nơi giúp đỡ nạn nhân khi có BLGĐ xảy ra mà còn là hạt nhân trong việc tuyên truyền, vận động phòng, chống bạo lực gia đình, làm thay đổi nhận thức và hành vi đối xử trong gia đình.Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tích cực khai thác một số dự án về bình đẳng giới và phòng, chống BLGĐ và đã triển khai thành công tại địa bàn tỉnh, như: Dự án Nâng cao nhận thức pháp luật, phòng chống mua bán người” cho phụ nữ  dân tộc thiểu số do Quỹ hỗ trợ sáng kiến Tư pháp tài trợ từ năm 2011-2014; Dự án “Nâng cao năng lực cho cán bộ Hội phụ nữ về kỹ năng tham vấn và hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới” do Tổ chức hợp tác Tây Ban Nha tài trợ từ năm 2012-2013. Dự án Bình đẳng Giới và phòng, chống bạo lực gia đình do tổ chức Actiona Aid Việt Nam hỗ trợ từ năm 2003-2008; Dự án Phòng, chống mua bán người do Oxfam Québec tài trợ từ năm 2004- 2013; Dự án Phát triển dân tộc thiểu số do tổ chức UNICEF tài trợ từ năm 2005-2008; Dự án "Nâng cao năng lực nguồn nhân lực tại Việt Nam: Cung cấp dịch vụ hiệu quả trong phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới và mua bán người" từ năm 2014-2016...Phòng Tham vấn hỗ trợ phụ nữ, trẻ em trong bạo lực gia đình và mua bán người của Hội LHPN tỉnh thành lập từ năm 2013, đến nay đã tổ chức các hoạt động thăm hỏi và tham vấn trên 700 ca cho các nạn nhân và gia đình của nạn nhân bạo lực gia đình và mua bán người, gia đình có người thân đi làm thuê bất hợp pháp bên Trung Quốc. Các nội dung tham vấn gồm: Các kiến thức liên quan đến phòng, chống mua bán người; phòng chống BLGĐ; hôn nhân gia đình, di cư an toàn, liên hệ với các tổ chức, cá nhân để giúp đỡ các nạn nhân và gia đình họ.Hội LHPN tỉnh đã cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu về phòng chống BLGĐ trong nước và nước ngoài, có khả năng làm giảng viên về PCBLGĐ (Đào tạo nước ngoài: 04 đồng chí gồm 03 đồng chí Thường trực Hội LHPN tỉnh và đồng chí Trưởng ban; Đào tạo trong nước: 02 đồng chí cán bộ tham vấn của Hội LHPN tỉnh); Tổ chức 02 lớp tập huấn cho cán bộ Hội các huyện, thành phố và cơ sở về kiến thức, kỹ năng tham vấn phòng, chống BLGĐ.Với những nỗ lực của các cấp Hội trong công tác phòng, chống BLGĐ, trong những năm qua nhận thức của người dân và chị em phụ nữ ở tỉnh Hà Giang về BLGĐ đã phần nào được nâng lên. Một số chị em phụ nữ đã được tiếp cận các kiến thức về bình đẳng giới thông qua các buổi truyền thông do Hội phụ nữ tổ chức, nhiều chị em đã biết cách tổ chức cuộc sống gia đình và chăm sóc gia đình. Các cấp chính quyền và ngành đoàn thể đã có trách nhiệm hơn, tích cực hơn trong công tác phòng, chống BLGĐ, các vụ việc liên quan đến BLGĐ cũng được giải quyết kịp thời. Tuy nhiên, trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng tình hình bạo lực gia đình vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp, nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, đặc biệt là người dân tộc thiểu số. Để nâng cao nhận thức về ứng phó với bạo lực gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang, trong thời gian tới, Hội LHPN tỉnh tập trung vào một số nhiệm vụ trong tâm sau:

Một là, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật cho hội viên phụ nữ và nhân dân; vận động hội viên, phụ nữ và nhân dân chấp hành pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, tích cực tham gia phát hiện, tố giác, ngăn chặn các hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư.  Tuyên truyền những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”.

Hai là, thành lập, củng cố, nâng cao chất lượng các mô hình hoạt động phòng chống bạo lực gia đình có hiệu quả tại các địa phương như: Phòng Tham vấn hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực giới của Hội LHPN tỉnh; các tổ hòa giải ở cơ sở; câu lạc bộ “Xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Phụ nữ tìm hiểu pháp luật”, “Trách nhiệm và chia sẻ”…; “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng”...

Ba là, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để bảo vệ, tư vấn pháp luật và hỗ trợ pháp lý, tư vấn tâm lý... cho phụ nữ dân tộc thiểu số là nạn nhân bạo lực gia đình, giúp đỡ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng.

Bốn là, cung cấp tài liệu tuyên truyền về nội dung phòng chống BLGĐ cho các cơ sở Hội; Đưa nội dung phòng chống BLGĐ vào nội dung sinh hoạt câu lạc bộ, chi, tổ Hội, hướng dẫn phụ nữ dân tộc thiểu số kiến thức, kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình.Nâng cao nhận thức về ứng phó với bạo lực gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ cấp thiết, nhằm giúp cho phụ nữ dân tộc thiểu số ý thức được quyền và trách nhiệm của mình trong việc thực thi pháp luật, tự tin, mạnh  dạn tự bảo vệ chính mình và những người thân trong gia đình trong  phòng chống tạo lực gia đình, góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh.

Dương Ánh Phượng - Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hà Giang

Tin khác

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11- NQ/TW của Bộ Chính trị về "Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" (31/08/2017 16:03)

Chuyển biến trong đào tạo, sử dụng cán bộ nữ ở Hà Giang (28/08/2017 16:40)

Người phụ nữ khuyết tật giàu nghị lực (17/08/2017 15:54)

Hiệu quả từ mô hình “Tổ phụ nữ liên kết trồng cây ăn quả” xã Trung Thành (08/08/2017 17:01)

Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển huyện Vị Xuyên tập huấn quản lý kinh tế nông hộ (04/08/2017 16:59)

Hội LHPN xã Bạch Ngọc tổ chức Hội nghị sơ kết “Tổ Phụ nữ liên kết nuôi dê” (04/08/2017 16:55)

Hội LHPN huyện Mèo Vạc phát động phong trào xây dựng nông thôn mới (03/08/2017 15:11)

Hội LHPN huyện Bắc Quang giải ngân Quỹ hậu phương quân đội (18/07/2017 17:06)

Kho thóc tình thương (17/07/2017 11:12)

Hiệu quả từ Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển (12/07/2017 10:36)

xem tiếp